Khởi nghiệp: Từ ý tưởng đến hiện thực
Nhiều bạn trẻ có nhiều ý tưởng rất tốt về dự án khởi nghiệp, nhưng đến khi bắt tay vào thực thi mới nhận ra là một hành trình hoàn toàn khác với sự tưởng tượng ban đầu.

Trong buổi tọa đàm “Awake your idea” giữa sinh viên các trường đại học khu vực miền Nam với các startup thành công tại trường Đại học Kinh tế TPHCM tối ngày 19-8, rất nhiều sinh viên thắc mắc làm sao để đưa ý tưởng của mình thành hiện thực. Không có một mẫu số chung cho câu hỏi này nhưng những người đi trước đều nhận định rằng các bạn hãy chuẩn bị sẵn tinh thần là sẽ phải có nhiều phép thử trước khi có thể thành công.

Kiểm chứng sản phẩm là một bước không thể thiếu

Khởi nghiệp khi mới ra trường là một bài đánh đố đầy rủi ro khi không có kiến thức kinh doanh, kinh nghiệm cũng như kỹ năng quản lý. Anh Nguyễn Cảnh Dương, CEO của MEETE cũng nhận thấy phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam rất mạnh mẽ và anh cũng không thể đứng ngoài cuộc. Anh nói thà tiêu tiền vào một dự án khởi nghiệp, dù có thất bại nhưng vẫn học được bài học cho nghề nghiệp sau này còn hơn là tiêu tiền vào mua sắm hàng hiệu hay các cuộc vui thâu đêm.

Dương cho biết anh khởi nghiệp chỉ vì muốn chứng tỏ mình, nên khi có ý tưởng là anh cứ lao vào thực hiện. Chiêm nghiệm lại lần đầu startup ý tưởng của anh về siêu thị gym khi đưa vào thực hiện mà không hề nghiên cứu thị trường hay kiểm chứng nhu cầu của khách hàng cho nên ròng rã 6 tháng anh không có một đồng doanh thu nào. Công ty chỉ tồn tại được 7 tháng.

Chị Ngô Thùy Ngọc Tú, đồng sáng lập của Yola kể một câu chuyện ngược lại. Những người sáng lập của Yola luôn điều chỉnh sản phẩm của mình theo nhu cầu thực tế của khách hàng. Sản phẩm dạy tiếng Anh trực tuyến từ giáo viên người nước ngoài khi đưa vào thị trường không được đón nhận vì cơ sở hạ tầng về Internet và công nghệ ở Việt Nam chưa cho phép người dùng sử dụng có thể trang bị cho mình. Sau một năm, số vốn bị lỗ của Yola là 100 triệu đồng, đội ngũ khởi nghiệp không có một đồng lương nào.

Chị cùng các đồng sự đã ra ngoài phỏng vấn rất nhiều người, từ số khách hàng ít ỏi của mình và các sinh viên của các trung tâm khác. Yola điều chỉnh sản phẩm của mình sang tư vấn du học. Sau đó, sản phẩm lại được một nữa điều chỉnh lại khi số lượng người dùng Internet của người Việt tăng lên. Mô hình dạy tiếng Anh được dùng lại, điều chỉnh thành trực tuyến và phi trực tuyến kết hợp chú trọng điểm giao lưu văn hóa của thế giới. Chị Tú cho biết, đây chỉ là những lần điều chỉnh với quy mô lớn, các thay đổi nhỏ của sản phẩm được thực hiện thường xuyên để khách hàng thật sự hài lòng.
Tọa đàm Awake your Idea
 
Làm sao đưa ý tưởng thành hiện thực?
Sinh viên thắc mắc làm sao biết được ý tưởng của mình thành hiện thực thì anh Dương có những lời khuyên táo bạo, đến từ kinh nghiệm của mình. Theo đó, các sản phẩm đơn giản thì có thể đưa ra thị trường kiểm chứng trong vòng vài tuần để xem người tiêu dùng như thế nào. Sản phẩm cuối cùng được chọn là sản phẩm giải quyết được nhu cầu của khách hàng. Đối với các sản phẩm phức tạp thì hãy đem bán ý tưởng đó cho một vài khách hàng trước khi có sản phẩm. Nếu khách hàng đồng ý mua thì đó là nguồn vốn cho mình sản xuất. Giải pháp truyền thống hơn là sản xuất một vài sản phẩm mẫu để đi chào hàng, anh Hồ Đức Hoàn, CEO của Edu2review khuyên.

Cũng có nhiều câu hỏi từ sinh viên làm sao có thể cạnh tranh với nhiều doanh nghiệp lớn có mặt trên thị trường từ lâu rồi. Anh Dương nói các startup phải có những giải pháp cho các nhu cầu có thật của khách hàng và phải làm sao giúp cho họ có trải nghiệm tiện lợi nhất. Ví dụ trang thương mại điện tử MEETE, bắt đầu với giải pháp giới thiệu địa điểm ăn uống, dần dần các sản phẩm được giới thiệu đã đổi sang thành mỹ phẩm. Nền tảng được thiết kế sao cho khách hàng tìm mua mỹ phẩm có được kết quả đúng như ý người dùng một cách nhanh nhất. Và các khuyến mãi có từ nhà cung cấp cũng phải cho khách hàng có cảm giác hời nhất.

Sinh viên với mối e ngại thất bại

Ban tổ chức cũng cho hay chỉ có 3% ý tưởng khởi nghiệp của sinh viên đã thành công. Và rất nhiều sinh viên trong sự kiện cũng bày tỏ mối e ngại về việc thất bại của một số startup. Anh Hồ Đức Hoàn, CEO của Edu2review có cách nhìn khác hơn, anh cho rằng việc thất bại của một sinh viên khởi nghiệp rất bình thường. Nếu sinh viên muốn có được sự an toàn về tài chính thì có thể tham gia vào một công ty khởi nghiệp, vừa được học vừa có lương cho việc học của mình.

Trao đổi với phóng viên, bà Thanh, Navigos đã tham gia huấn luyện thí sinh Đinh Thức từ Đại học Hufflic của cuộc thi Startup Zone 2017, cho hay, các sinh viên có nhiều ý tưởng rất tốt. Khi tham gia vào thi khởi nghiệp, các bạn được học hỏi trực tiếp với các doanh nhân trong câu lạc bộ 2030 có kinh nghiệm, các nhà đầu tư. Các cuộc thi khởi nghiệp chính là điểm khởi đầu để nhận ra mình muốn làm điều gì, và được hướng dẫn làm như thế nào.

Trong khuôn khổ sự kiện, CLB Nhân sự - Khởi nghiệp, trực thuộc khoa Quản trị, trường Đại học Kinh tế TPHCM đã phát động cuộc thi học thuật thường niên STARTUP ZONE 2018 nhằm giúp sinh viên hiểu được tầm quan trọng của ý tưởng trong việc khởi nghiệp. Là cơ sở để sinh viên phân biệt được ý tưởng khả thi, có thể phát triển, đầu tư dài hạn và ý tưởng thiếu khả thi, dễ chết yểu. Từ đó, sinh viên sẽ tự đánh giá được ý tưởng của mình và có hướng đi phù hợp nhất.
(Nguồn Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online)

https://www.thesaigontimes.vn/277297/khoi-nghiep-tu-y-tuong-den-hien-thuc.html
29/08/2018 - Đã xem: 822

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THÔNG TIN LIÊN HỆ
PHÒNG XÚC TIẾN & KHỞI NGHIỆP
VCCI CẦN THƠ
Số 12 Hòa Bình, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Phone: 0292 3 824 918 (106)
Fax: 0292 3 824 169
Email: Mekongstartupnetwork@gmail.com
Hotline: 0977 090 129 (Ms Mỹ Xuyên)

Dịch Vụ Cung Cấp

 Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững

Để xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp liên kết, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để từng bước hoàn thiện các thành tố còn thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.

AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2017”, tiếp nối thành công của Khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” tại Cần Thơ, VCCI Cần Thơ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn tỉnh An Giang tổ chức khóa đào tạo

CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” dành cho các sinh viên, thanh niên của Thành phố Cần Thơ vào ngày 12/09/ vừa qua.