04 vấn đề về tiền lương trong thời gian Covid-19

Ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân thì dịch Covid-19 còn ảnh hưởng đến việc làm và tiền lương của NLĐ. Bài viết này sẽ đề cập đến những vấn đề phát sinh về tiền lương trong mùa dịch Covid-19.

1. Doanh nghiệp có được giảm lương khi NLĐ làm việc tại nhà trong thời gian dịch Covid-19?

Theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Lao động 2019: “Trả lương

1. Người sử dụng lao động trả lương cho người lao động căn cứ vào tiền lương đã thỏa thuận, năng suất lao động và chất lượng thực hiện công việc.”
Như vậy, việc trả lương cho NLĐ căn cứ vào tiền lương thỏa thuận, năng suất và chất lượng thực hiện công việc chứ không căn cứ vào địa điểm làm việc. Do đó, nếu NLĐ có năng suất và chất lượng công việc bằng hoặc tốt hơn so với năng suất và chất lượng khi làm tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp không được giảm lương của NLĐ mà phải trả đầy đủ lương cho NLĐ theo thỏa thuận.

2. Doanh nghiệp có được trã lương trễ vì lý do Covid-19?

Nguyên tắc trả lương cho NLĐ được thực hiện theo quy định tại Điều 94 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể:
“ Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động”
Như vậy, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả lương đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp vì lý do bất khả kháng thì doanh nghiệp được quyền trả lương chậm nhưng không quá 30 ngày.
Lưu ý: Nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì doanh nghiệp phải đền bù cho NLĐ một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản trả lương cho NLĐ công bố tại thời điểm trả lương.

3. NLĐ không thể trực tiếp nhận lương nên doanh nghiệp có quyền không trả lương hoặc giảm lương?

Theo khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì doanh nghiệp có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp. Ngoài ra, nếu NLĐ không thể trực tiếp nhận tiền lương bằng hình thức tiền mặt thì doanh nghiệp có thể trả lương qua tài khoản ngân hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 96 BLLĐ 2019.

4. Ngừng việc vì giãn cách xã hội, phong tỏa, cách ly tập trung, NLĐ có được trả lương?

Căn cứ theo 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương ngừng việc như sau:
“Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1.  Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc...”

Như vậy, việc trả lương ngừng việc cho NLĐ sẽ được thực hiện như sau:

Đối với trường hợp NLĐ ngừng việc do phải đi cách ly tập trung, giãn cách xã hội hoặc bị phong tỏa theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì tiền lương của NLĐ trong thời gian ngừng việc sẽ do thỏa thuận theo quy định sau:
+ Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
+ Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.

Theo thuvienphapluat.vn
16/06/2021 - Đã xem: 386

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THÔNG TIN LIÊN HỆ
PHÒNG XÚC TIẾN & KHỞI NGHIỆP
VCCI CẦN THƠ
Số 12 Hòa Bình, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Phone: 0292 3 824 918 (106)
Fax: 0292 3 824 169
Email: Mekongstartupnetwork@gmail.com
Hotline: 0977 090 129 (Ms Mỹ Xuyên)

Dịch Vụ Cung Cấp

 Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững

Để xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp liên kết, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để từng bước hoàn thiện các thành tố còn thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.

AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2017”, tiếp nối thành công của Khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” tại Cần Thơ, VCCI Cần Thơ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn tỉnh An Giang tổ chức khóa đào tạo

CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” dành cho các sinh viên, thanh niên của Thành phố Cần Thơ vào ngày 12/09/ vừa qua.