Thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021

1. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Việc xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ giúp cơ quan nhà nước dễ dàng hơn trong quản lý, kiểm soát các hoạt động của những doanh nghiệp này. Theo Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, tiêu chí để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa phụ thuộc vào số lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm và tổng doanh thu trong năm của doanh nghiệp. Cụ thể:

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Việc xác định tổng doanh thu của năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng được quy định tại Điều 9 Nghị định này như sau:

Điều 9. Xác định tổng doanh thu của doanh nghiệp nhỏ và vừa

1. Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

2. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

2. Quy trình, thủ tục hỗ trợ

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nhỏ và vừa được Nhà nước hỗ trợ công nghệ, thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực; được hỗ trợ khi chuyển đổi từ hộ kinh doanh, khởi nghiệp sáng tạo, tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.

Hồ sơ:

Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ được quy định tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định 80/2021/NĐ-CP bao gồm:

  • Tờ khai xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ theo mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
  • Những tài liệu, hồ sơ liên quan đến nội dung đề xuất hỗ trợ (nếu có).

Ngoài ra, để được thanh toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp cần nộp bộ Hồ sơ thanh toán có đủ các tài liệu theo quy định tại Khoản 5 Điều này như sau:

  • Thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa;
  • Hợp đồng, thanh lý hợp đồng và nghiệm thu (nếu có) giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hỗ trợ;
  • Các hóa đơn, chứng từ tài chính có liên quan.

Cách thức nộp hồ sơ:

Doanh nghiệp nhỏ và vừa gửi Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ như trên thông qua hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tới cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa để xem xét, quyết định.

Quy trình, thủ tục thực hiện

- Đối với nội dung hỗ trợ thông tin, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp nhỏ và vừa và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ vả vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh: Cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước được giao.

- Đối với nội dung hỗ trợ tư vấn, công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được thực hiện theo quy trình, thủ tục như sau:

+ Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề xuất nhu cầu hỗ trợ của doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xem xét hồ sơ, quyết định và có thông báo (bằng văn bản hoặc trực tuyến) cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện hỗ trợ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thông báo để doanh nghiệp biết. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ nhưng chưa đầy đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hướng dẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện hỗ trợ và đầy đủ hồ sơ, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp, trong thông báo thể hiện rõ nội dung, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ và kinh phí khác (nếu có).

+ Trường hợp cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng cung cấp trực tiếp sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa:

Sau khi có thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành ký hợp đồng; trong hợp đồng phải thể hiện rõ phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, chi phí do doanh nghiệp nhỏ và vừa chi trả, chi phí khác (nếu có) và điều khoản thanh toán. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện hợp đồng, hai bên nghiệm thu, thanh lý và thanh quyết toán chi phí hợp đồng theo quy định.

+ Trường hợp cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có năng lực cung cấp sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (gọi chung là bên cung cấp):

Sau khi có thông báo về việc hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cùng với bên cung cấp và doanh nghiệp nhỏ và vừa tiến hành ký hợp đồng; trong hợp đồng phải thể hiện rõ phần kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ, chi phí do doanh nghiệp nhỏ và vừa chi trả, chi phí khác (nếu có) và điều khoản thanh toán. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện hợp đồng, ba bên nghiệm thu, thanh lý và thanh quyết toán chi phí hợp đồng theo quy định.

+ Việc sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ của cơ quan, tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và văn bản hướng dẫn liên quan.

Căn cứ pháp lý:

Nghị định 80/2021/NĐ-CP.

Theo Minh Hiếu / Pháp Lý Khởi Nghiệp

15/10/2021 - Đã xem: 1119

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THÔNG TIN LIÊN HỆ
PHÒNG XÚC TIẾN & KHỞI NGHIỆP
VCCI CẦN THƠ
Số 12 Hòa Bình, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Phone: 0292 3 824 918 (106)
Fax: 0292 3 824 169
Email: Mekongstartupnetwork@gmail.com
Hotline: 0977 090 129 (Ms Mỹ Xuyên)

Dịch Vụ Cung Cấp

 Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững

Để xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp liên kết, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để từng bước hoàn thiện các thành tố còn thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.

AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2017”, tiếp nối thành công của Khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” tại Cần Thơ, VCCI Cần Thơ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn tỉnh An Giang tổ chức khóa đào tạo

CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” dành cho các sinh viên, thanh niên của Thành phố Cần Thơ vào ngày 12/09/ vừa qua.