1. Không phải đăng ký nội quy lao động
Căn cứ tại khoản 1 Điều 118 Bộ luật lao động 2019 quy định về nội quy lao động như sau:
Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản.
Tuy nhiên, khoản 1 Điều 69 Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã nêu rõ:
Người sử dụng lao động phải ban hành nội quy lao động, nếu sử dụng từ 10 người lao động trở lên thì nội quy lao động phải bằng văn bản, nếu sử dụng dưới 10 người lao động thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động bằng văn bản nhưng phải thỏa thuận nội dung về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất trong hợp đồng lao động.
Như vậy, đối với DN sử dụng dưới 10 NLĐ thì không bắt buộc ban hành nội quy lao động nhưng doanh nghiệp và người lao động phải thỏa thuận nội dung kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và ghi trong hợp đồng lao động để thực hiện.
2. Miễn xây dựng thang lương, bảng lương
Đây là quy định mới được thay đổi trong Bộ luật lao động 2019, vì vậy phải xây dựng thang lương, bảng lương đối với mọi DN và chỉ cần lấy ý kiến tham khảo của tổ chức đại diện NLĐ cũng như công bố tại nơi làm việc theo Điều 93 Bộ luật này và không cần phải đăng ký cho cơ quan nhà nước như quy định cũ.
3. Miễn tổ chức hội nghị NLĐ và miễn ban hành Quy chế dân chủ tại nơi làm việc
Theo Điều 47 và 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:
- Đối với hội nghị NLĐ:
Người sử dụng lao động phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) tổ chức hằng năm theo hình thức hội nghị toàn thể hoặc hội nghị đại biểu.
- Đối với việc ban hành quy chế dân chủ:
Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.
Tuy nhiên, tại khoản 4 Điều 114 Nghị định này giải thích:
Người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Điều 47, Điều 48 Nghị định này.
Như vậy, đối với DN dưới 10 NLĐ được miễn tổ chức hội nghị cũng như là quy chế dân chủ tại nơi làm việc.
4. Không bắt buộc phải có kế toán trưởng
Khoản Điều 8 Thông tư 132/2018/TT-BTC quy định các doanh nghiệp siêu nhỏ được bố trí phụ trách kế toán mà không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng.
Theo đó, Doanh nghiệp siêu nhỏ sẽ được xác định theo các tiêu chí quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP như sau:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, trường hợp doanh nghiệp siêu nhỏ bố trí kế toán trưởng thì phải đảm bảo không vi phạm quy định tại Điều 19 Nghị định số 174/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật kế toán.
Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp siêu nhỏ được ký hợp đồng với đơn vị kinh doanh dịch vụ kế toán để thuê dịch vụ làm kế toán hoặc dịch vụ làm kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Danh sách đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán được công bố và cập nhật định kỳ trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.
5. Áp dụng thủ tục thuế và kế toán đơn giản
Theo khoản 2 Điều 10 Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, doanh nghiệp siêu nhỏ được áp dụng các thủ tục hành chính thuế và chế độ kế toán đơn giản theo quy định của pháp luật, cụ thể:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp tính trên thu nhập tính thuế áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính theo tỷ lệ % trên doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương III Thông tư 132/2018/TT-BTC hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế độ kế toán theo quy định tại Chương II Thông tư 132/2018/TT-BTC.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ có thể lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành theo Thông tư 133/2016/TT-BTC cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý:
Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, doanh nghiệp siêu nhỏ
Thông tin khác
- Thông tin cần biết về thuế đối với cá nhân kinh doanh
- Thủ tục hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2021
- Thêm hộ kinh doanh được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP
- QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ QUỐC GIA
- Đăng ký kinh doanh ngành, nghề không có mã phải làm thế nào?
- Nghị quyết 116/NQ-CP 2021 hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn vì Covid-19
- NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
- Quyết định 23/2021/QĐ-TTg về thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19
- KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN “HỖ TRỢ HỌC SINH, SINH VIÊN KHỞI NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025” CỦA NGÀNH GIÁO DỤC NĂM 2021
THÔNG TIN LIÊN HỆ
VCCI CẦN THƠ
Phone: 0292 3 824 918 (106)
Fax: 0292 3 824 169
Email: Mekongstartupnetwork@gmail.com
Hotline: 0977 090 129 (Ms Mỹ Xuyên)
Video
- TRAILER CUỘC THI KHỞI NGHIỆP ĐBSCL 2022
- Báo Vĩnh Long đưa tin vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm 2021
- TRAILER CUỘC THI KHỞI NGHIỆP ĐBSCL 2021
- Hội thảo trực tuyến ngày 5.8.21
- Hội thảo trực tuyến ngày 14.7.21
- Hành trình Cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL 2020
- VTV1 đã đưa tin về Vòng Chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2020
- VTV5 đưa tin về Vòng chung kết và Lễ trao giải Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2020
- Talkshow Khởi nghiệp trực tuyến
- TRAILER CUỘC THI KHỞI NGHIỆP ĐBSCL 2020
- Thí sinh nghĩ gì về Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2019 (P1)
- Thí sinh nghĩ gì về Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2019 (P2)
- Ban giám khảo đánh giá về Cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2019
- Trailer Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp ĐBSCL 2019
- Đánh giá và Triển khai ý tưởng kinh doanh
- Khóa đào tạo
Dịch Vụ Cung Cấp
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ
Để xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp liên kết, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để từng bước hoàn thiện các thành tố còn thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.
Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2017”, tiếp nối thành công của Khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” tại Cần Thơ, VCCI Cần Thơ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn tỉnh An Giang tổ chức khóa đào tạo
Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” dành cho các sinh viên, thanh niên của Thành phố Cần Thơ vào ngày 12/09/ vừa qua.