05 điểm mới của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014
Luật Doanh nghiệp 2020 chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Theo đó, quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty. Hãy nhìn lại sự thay đổi của một số nội dung tại Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014 qua bảng sau.
 
STT Nội dung thay đổi Luật Doanh nghiệp 2014 Luật Doanh nghiệp 2020
1 Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88.
2 Đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp Theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 thì có 06 nhóm đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp. Quy định mới bổ sung một số đối tượng không được thành lập và quản lý doanh nghiệp như:
- Công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam (trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp);
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
- Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự (Khoản 2 Điều 17).
3 Thông báo mẫu dấu doanh nghiệp Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Luật mới không quy định về việc thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp trước khi sử dụng.
 
 
 
 
4
 
 
 
Quyền của cổ đông phổ thông
Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty có các quyền sau đây:
- Đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát;
- Xem xét và trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm theo mẫu của hệ thống kế toán Việt Nam và các báo cáo của Ban kiểm soát;
- Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. (Khoản 2 Điều 114)
Theo quy định mới thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại Điều lệ công ty có quyền sau đây:
- Xem xét, tra cứu, trích lục số biên bản và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị, báo cáo tài chính giữa năm và hằng năm, báo cáo của Ban kiểm soát, hợp đồng, giao dịch phải thông qua Hội đồng quản trị và tài liệu khác, trừ tài liệu liên quan đến bí mật thương mại, bí mật kinh doanh của công ty;
-  Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông;
- Yêu cầu Ban kiểm soát kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của công ty khi xét thấy cần thiết. (Khoản 2 Điều 115)
5 Tên địa điểm kinh doanh Theo quy định hiện hành thì tên địa điểm kinh doanh bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Theo quy định mới thì ngoài quy định về chữ viết thì bổ sung thêm tên địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
26/01/2021 - Đã xem: 367

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THÔNG TIN LIÊN HỆ
PHÒNG XÚC TIẾN & KHỞI NGHIỆP
VCCI CẦN THƠ
Số 12 Hòa Bình, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Phone: 0292 3 824 918 (106)
Fax: 0292 3 824 169
Email: Mekongstartupnetwork@gmail.com
Hotline: 0977 090 129 (Ms Mỹ Xuyên)

Dịch Vụ Cung Cấp

 Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững

Để xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp liên kết, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để từng bước hoàn thiện các thành tố còn thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.

AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2017”, tiếp nối thành công của Khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” tại Cần Thơ, VCCI Cần Thơ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn tỉnh An Giang tổ chức khóa đào tạo

CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” dành cho các sinh viên, thanh niên của Thành phố Cần Thơ vào ngày 12/09/ vừa qua.