Để khởi nghiệp ở ĐBSCL thêm hiệu quả
Thời gian qua, mặc dù nhiều cơ quan, đơn vị ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cố gắng thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp nhưng kết quả đạt được không như kỳ vọng, vì đa phần còn dừng ở phong trào trước mắt, chưa đi vào thực chất của khởi nghiệp.
 
Lê Ngọc Quyên (Đại học Cần Thơ), đang trình bày dự án “TravelBot, trợ lý ảo hỗ trợ du lịch” tại vòng chung kết cuộc thi khởi nghiệp ĐBSCL năm 2018. Ảnh: Thương Linh

Khởi nghiệp tăng mà doanh nghiệp giảm

Nhiều địa phương ở ĐBSCL đã cố gắng xây dựng bước đầu hệ sinh thái khởi nghiệp và tạo thuận lợi cho các cá nhân, nhóm hay doanh nghiệp khởi nghiệp. Đó là việc ban hành nhiều chính sách, kế hoạch hỗ trợ khởi nghiệp thông thường và khởi nghiệp sáng tạo; tổ chức hội thảo, đào tạo, hình thành các cơ sở ươm tạo, không gian làm việc chung. Nhiều tỉnh, thành cũng giao nhiệm vụ thúc đẩy khởi nghiệp cho các đơn vị được xem là nòng cốt trong thúc đẩy khởi nghiệp, như sở kế hoạch và đầu tư, sở khoa học - công nghệ, đoàn thanh niên... gần đây, có thêm sự tham gia của hội phụ nữ cũng như của các trường cao đẳng, đại học, dạy nghề vào lĩnh vực này.

Tuy nhiên, nếu lấy tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới của ĐBSCL so với cả nước trong những năm gần đây làm cơ sở đánh giá thì chưa thấy được hiệu quả của việc thúc đẩy khởi nghiệp ở ĐBSCL thời gian qua. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2014, tỷ lệ thành lập doanh nghiệp mới của ĐBSCL so với cả nước là 8,07% nhưng năm 2015 giảm còn 7,61%, năm 2016 tiếp tục giảm còn 7,17% và năm 2017 giảm chỉ còn 7,09%..

Một thực tế khác dễ thấy từ các cuộc thi khởi nghiệp quy mô toàn vùng ĐBSCL, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) tổ chức năm 2016-2017, trong tổng số 153 ý tưởng và dự án của hơn 300 thí sinh tham gia thì phần đông là của thanh niên, sinh viên; chỉ có một hồ sơ từ người lao động (một nhóm 3 thí sinh) đang làm việc trong doanh nghiệp chế biến nông sản và vài hồ sơ từ người lao động trong khối công và tư. Trong khi đó, theo kết quả điều tra Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016 của VCCI-USAID, có tới 72% chủ doanh nghiệp khởi nghiệp có độ tuổi từ 30 trở lên. Điều này cho thấy, tỷ lệ khởi nghiệp thành công và tiến tới thành lập doanh nghiệp mới chủ yếu là người lao động đã qua quá trình làm việc.

Ngoài ra, theo quan sát của tác giả khi làm việc với các địa phương, tỷ lệ phụ nữ khởi nghiệp sinh kế ở các hội phụ nữ tỉnh hiện nay là khá cao. Như Đồng Tháp, Bến Tre có hàng trăm sản phẩm khởi nghiệp sinh kế của các chị em phụ nữ tuổi từ 25-35, dù sản phẩm hiện còn đơn sơ, trùng lắp và bao bì nhãn mác còn chưa bắt mắt, chưa làm tăng giá trị sản phẩm.

Một vấn đề khác đang thu hút sự quan tâm của xã hội là dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc người lao động trong các ngành nghề chế biến, chế tạo sẽ bị mất việc do quá trình tự động hóa trong sản xuất là không tránh khỏi, tỷ lệ này theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), đối với Việt Nam là 74%, đặc biệt phần lớn những lao động bị sa thải, mất việc sẽ rơi vào nhóm có độ tuổi từ 35-40. Vậy liệu họ có thể học nghề lại từ đầu hay tìm được một “công việc đàng hoàng” (1)khác tại một doanh nghiệp khác?

ĐBSCL là vùng nông nghiệp có tỷ lệ lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề cao nhất cả nước. Như vậy, nếu lực lượng lao động bị đào thải từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra thì lực lượng này sẽ đi về đâu và làm gì để đảm bảo cuộc sống ổn định cho chính bản thân và gia đình họ?

Để khởi nghiệp hiệu quả

Từ thực trạng trên, để việc thúc đẩy khởi nghiệp ở ĐBSCL đạt hiệu quả, trong thời gian tới, các địa phương, cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể được giao nhiệm vụ nên có chiến lược và kế hoạch thực hiện cụ thể và công khai hơn. Các cơ quan hữu quan cần liên kết, phối hợp cùng nhau để thực hiện, tuyên truyền đúng về khởi nghiệp. Điều này sẽ giúp tối đa hóa sức mạnh nguồn lực; giảm chi phí cho địa phương. Quan trọng hơn là tạo niềm tin đối với cộng đồng, doanh nghiệp về sự đồng bộ và nghiêm túc trong việc thuận lợi hóa các điều kiện khởi nghiệp tại địa phương hay vùng ĐBSCL.

Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc người lao động trong các ngành nghề chế biến, chế tạo sẽ bị mất việc do quá trình tự động hóa trong sản xuất là không tránh khỏi.

Bên cạnh đối tượng chính đang được khuyến khích khởi nghiệp hiện nay là thanh niên, sinh viên thì người lao động trong doanh nghiệp, phụ nữ nên được sự quan tâm thúc đẩy họ tham gia khởi nghiệp thông thường hay khởi nghiệp sinh kế (đối với phụ nữ nông thôn).

Ngoài ra, để việc thúc đẩy khởi nghiệp đem về hiệu quả thực chất, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa hai khối công - tư, giữa các cơ quan hữu quan của Nhà nước và doanh nghiệp.
Các cơ quan hữu quan cần có cách làm cụ thể và bài bản như đơn giản hóa các thủ tục hành chính; công khai và phổ biến rộng rãi các chương trình hỗ trợ đối với khởi nghiệp thông thường; rút ngắn quy trình thủ tục hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông nhằm thay đổi tư duy, nhận thức cho người lao động; tổ chức các chương trình đào tạo kiến thức cơ bản về kinh doanh, khởi nghiệp sinh kế, tư duy sáng tạo trong quá trình lao động, làm việc tại doanh nghiệp.

NGUYỄN THỊ THƯƠNG LINH - Phó Giám đốc VCCI Cần Thơ
(Nguồn: Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online)

https://www.thesaigontimes.vn/275421/De-khoi-nghiep-o-DBSCL-them-hieu-qua.html

08/08/2018 - Đã xem: 449

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THÔNG TIN LIÊN HỆ
PHÒNG XÚC TIẾN & KHỞI NGHIỆP
VCCI CẦN THƠ
Số 12 Hòa Bình, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Phone: 0292 3 824 918 (106)
Fax: 0292 3 824 169
Email: Mekongstartupnetwork@gmail.com
Hotline: 0977 090 129 (Ms Mỹ Xuyên)

Dịch Vụ Cung Cấp

 Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững

Để xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp liên kết, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để từng bước hoàn thiện các thành tố còn thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.

AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2017”, tiếp nối thành công của Khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” tại Cần Thơ, VCCI Cần Thơ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn tỉnh An Giang tổ chức khóa đào tạo

CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” dành cho các sinh viên, thanh niên của Thành phố Cần Thơ vào ngày 12/09/ vừa qua.