Để startup vượt qua “thung lũng chết”
Theo bài báo Thiếu vai trò nhà nước, startup khó thoát “thung lũng chết” đăng trên TBKTSG, số 36 ra ngày 6-9-2018, khoảng 80-90% startup (doanh nghiệp khởi nghiệp) rơi vào “thung lũng chết” do không tiếp cận được nguồn vốn tài chính ở giai đoạn đầu. Bài viết này nhằm đưa ra những lời khuyên giúp cho các “cá chép startup” có thể hạn chế rủi ro, đợi ngày có vốn đầu tư giúp vượt qua thung lũng chết thành công.

Thứ nhất, tỷ lệ 80-90% startup “chết” trong giai đoạn đầu tiên bao gồm rất nhiều startup không đáp ứng được yêu cầu tiên quyết của khởi nghiệp, đó là sản phẩm hay dich vụ tạo ra cần phải có thật và có nhu cầu đủ lớn cho một doanh nghiệp phát triển. Phát triển sản phẩm/dịch vụ sai là lỗi chủ đạo khiến rất nhiều startup không vượt qua được chính mình.

Cách đây ba năm khi tác giả gặp một startup về địa ốc nhằm kết nối giữa người thuê chung cư và các chủ chung cư. Startup này chỉ tiếp cận các căn hộ chung cư có giá 2 tỉ đồng trở lên. Khi được hỏi tại sao không mở rộng thị trường nhằm gia tăng khả năng thành công khi tiếp cận căn hộ chung cư bình dân hơn, khoảng 1 tỉ đồng, startup rất khó chịu khi lắng nghe những phản biện đi ngược lại với suy nghĩ của mình. Một ví dụ khác, khi tác giả gặp một nhóm bạn trẻ du học muốn triển khai dịch vụ đào tạo âm nhạc cho học sinh cấp 2 trở xuống, câu hỏi đầu tiên là nhu cầu cho thị trường đó có thực sự tồn tại và đủ lớn hay không.

Như vậy về bản chất, có nhiều startup đã chết ngay từ lúc nó được sinh ra, không cần phải có hay không có nguồn lực tài chính cho giai đoạn đầu tiên của khởi nghiệp.

Thứ hai, để có được nguồn vốn trong giai đoạn đầu các startup cần phải hiểu cách sử dụng vốn của nhà đầu tư. Vốn được rót vào các doanh nghiệp khi nhà đầu tư đánh giá có khả năng sinh lợi nhuận từ doanh nghiệp. Vốn không được rót vào một lúc mà sẽ được giải ngân từ từ theo tiến độ thành công của startup. Hiểu được triết lý này, các startup sẽ nhận thức rằng chẳng có ai dễ dàng đầu tư cho họ ngay một số tiền lớn. Các nhà đầu tư, đặc biệt giai đoạn đầu đầy rủi ro và nguy hiểm, sẽ nhìn nhận những dấu hiệu thành công – các thành tựu, những mốc quan trọng mà các startup đã đạt được. Ví dụ một startup trong lĩnh vực Internet vạn vật (IoT) cần vốn 100.000 đô la Mỹ thì nhà đầu tư có thể rót trước cho startup này 10.000 đô la khi thấy được mẫu đầu tiên hoạt động đáp ứng được các chức năng cần thiết. Nhà đầu tư sẽ rót thêm 10.000 đô la nữa khi sản phẩm đầu tiên đó có khách hàng đặt mua.

Như vậy các startup muốn có được tiền đầu tư cần phải làm rõ những mốc thành công mang tính chất kế thừa hướng tới kết quả cuối cùng, thay vì chỉ chăm chăm gọi vốn cho kết quả cuối cùng. Để thực hiện điều này thành công trên thực tế, startup cần phải có một bản mô tả thực thi nêu rõ các kế hoạch, mục tiêu, nguồn lực và chi tiết triển khai như thế nào. Theo tác giả, đây là điểm rất hạn chế của nhiều startup Việt Nam khi làm việc với các nhà đầu tư trong giai đoạn đầu tiên. Các startup cần có một bản kế hoạch thực thi ngắn gọn để giao tiếp và cam kết những vấn đề làm được với nhà đầu tư.

Thứ ba, nhà đầu tư luôn đánh giá chất lượng nhân lực sáng lập và nhóm nhân lực thiết yếu trong startup. Để một startup non trẻ có thể thành công thì mô hình 4P có thể được áp dụng nhanh chóng để đánh giá, đó là  (1) People – con người, (2) Product/Services – sản phẩm/dịch vụ, (3) Plan – kế hoạch (như nói ở trên), (4) Process – quy trình và cách thức thực hiện startup. Nhà đầu tư sẽ xem xét nhóm sáng lập và nhân lực thiết yếu có đủ khát vọng, dấn thân và năng lực đủ kiến tạo ra sản phẩm và dịch vụ .

Quay trở lại ví dụ trên, các nhà đầu tư sẽ rất ngần ngại rót vốn đầu tư nếu như trong nhóm nhân lực chủ chốt thiếu đi những chuyên gia về IoT, chuyên gia về kinh doanh… Đây cũng chính là một điểm yếu cố hữu khi startup Việt Nam thường thích khởi nghiệp cá nhân. Yếu tố thứ hai mà nhà đầu tư sử dụng để đánh giá startup trong giai đoạn đầu tiên là phương pháp và cách thức kiến tạo startup của mình như thế nào, hay nói ngắn gọn là Process – quy trình.

Kiến tạo startup theo những phương pháp đã được chứng minh hiệu quả như khởi nghiệp tinh gọn, kế hoạch kinh doanh… không đảm bảo chắc chắn thành công cho startup, tuy nhiên chắc chắn giảm rủi ro cho dự án khởi nghiệp. Đầu tư không bao giờ hết rủi ro, tuy nhiên những cá nhân rót vốn luôn muốn nhìn thấy các rủi ro được phòng tránh tối đa trong các startup.

Thứ tư, các nhà đầu tư thường có kinh nghiệm vận hành doanh nghiệp hiệu quả. Họ muốn nhìn thấy những mẫu hình lãnh đạo và quản lý hiệu quả từ các nhân lực chủ chốt trong doanh nghiệp. Tác giả đã có một kinh nghiệm về trường hợp một nhóm nhà đầu tư đã rút lại quyết định đầu tư cho một startup công nghệ tại TPHCM khi người sáng lập startup có nguồn gốc kỹ thuật từ chối không rời bỏ vị trí điều hành khi nhận đầu tư. Nhóm nhà đầu tư rút lui vì họ đánh giá người sáng lập không có khả năng điều hành startup khi anh ta chỉ có năng lực về kỹ thuật. Qua ví dụ cụ thế đó, những người startup cần nhận thức và tự lột xác bản thân để trở thành những nhà lãnh đạo hiệu quả, phù hợp với tốc độ phát triển startup của mình.

Các startup thành công dứt khoát phải có được nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Muốn thu hút được vốn không còn con đường nào khác là bản thân những người sáng lập và nhóm nhân lực chủ chốt cần nhận thức hoàn thiện chính bản thân thông qua mô hình 4P.
 
Vũ Tuấn Anh - Chuyên gia về chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
Nguồn Thời báo Kinh tế Sài Gòn – 20/9/2018
06/10/2018 - Đã xem: 607

THÔNG TIN LIÊN HỆ

THÔNG TIN LIÊN HỆ
PHÒNG XÚC TIẾN & KHỞI NGHIỆP
VCCI CẦN THƠ
Số 12 Hòa Bình, P. An Cư, Q. Ninh Kiều, TP Cần Thơ
Phone: 0292 3 824 918 (106)
Fax: 0292 3 824 169
Email: Mekongstartupnetwork@gmail.com
Hotline: 0977 090 129 (Ms Mỹ Xuyên)

Dịch Vụ Cung Cấp

 Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ Khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp cùng các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tổ chức khóa đào tạo “Lập kế hoạch kinh doanh và kỹ năng thuyết trình ” tại Cần Thơ

Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững Mentor trong khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo – hướng đi bền vững

Để xây dựng và phát triển thành công hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh, thời gian qua, Ban Chỉ đạo hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh Cà Mau đã triển khai nhiều giải pháp liên kết, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị có liên quan để từng bước hoàn thiện các thành tố còn thiếu trong hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh.

AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh AN GIANG - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) 2017”, tiếp nối thành công của Khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” tại Cần Thơ, VCCI Cần Thơ phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang, Tỉnh đoàn tỉnh An Giang tổ chức khóa đào tạo

CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh CẦN THƠ - Tìm ý tưởng kinh doanh

Trong khuôn khổ “Cuộc thi Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) phối hợp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức khóa đào tạo “Tìm ý tưởng kinh doanh và các thủ tục pháp lý cần thiết cho khởi sự doanh nghiệp” dành cho các sinh viên, thanh niên của Thành phố Cần Thơ vào ngày 12/09/ vừa qua.